Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Theo Thủ Tục Mới 

C:\Users\lebac\Downloads\nhan hieu 2-06.jpg

Đăng Ký Sở Hữu Trí Tuệ Theo Thủ Tục Mới 

Đăng ký sở hữu trí tuệ là một thủ tục hành chính có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp, nhà kinh doanh. Vậy thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay được pháp luật quy định ra sao? Hãy cùng Pháp lý TMT khám phá tại bài viết dưới đây:

1. Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao phải đăng ký sở hữu trí tuệ?

Theo Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật định nghĩa là quyền của tổ chức, của cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Trong đó bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ chính là việc đăng ký bản quyền của mình cho các quyền sở hữu trí tuệ kể trên. Mặc dù việc đăng ký sở hữu trí tuệ không phải là bắt buộc nhưng nhờ có đăng ký sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, doanh nhân sẽ đem lại được rất nhiều lợi ích kinh tế trong giới kinh doanh. Có thể kể đến một số lợi ích nhất định sau đây:

– Việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của mình là một hành động gián tiếp đưa sản phẩm do mình cung cấp, sản xuất vào vòng bảo vệ của pháp luật. Đây là cách duy nhất để xavs lập quyền sở hữu, là biện pháp hữu hiệu giúp chúng ta có thể bảo vệ các sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ ý tưởng của mình khỏi những tên trộm trí tuệ. Việc đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp đối thủ không thể lợi dụng, giả mạo sản phẩm của mình để trục lợi kinh doanh. Và các doanh nghiệp, nhà kinh doanh, doanh nhân lúc này hoàn toàn có thể khởi kiện bất kỳ ai cố ý sử dụng sản phẩm kinh doanh của mình hoặc sử dụng những sản phẩm, dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn với sản phẩm đã được pháp luật bảo hộ quyền.

– Thứ hai có thể kể đến là việc đăng ký sở hữu giúp thúc đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cho các doanh nghiệp. Bởi quyền sở hữu đã vô tình cho các doanh nghiệp, doanh nhân một sự uy tín, chất lượng nhất định, tạo nên một thương hiệu, một bản quyền riêng nên khi đem bán, lưu hành những loại sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường sẽ dễ chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn. Và lâu dần cũng tạo được nên những thương hiệu lớn cho riêng mình.Từ đó đẩy mạnh kinh doanh cho các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà kinh doanh.

– Và cuối cùng là việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đã ngầm tạo nên một sự cạnh tranh, một vị thế nhất định cho loại sản phẩm đó trên thị trường cùng mặt hàng. Một sản phẩm được pháp luật bảo hộ quyền hoàn toàn chiếm ưu thế hơn những sản phẩm buôn bán tràn lan không rõ nguồn gốc khác. Những sản phẩm, dịch vụ được đăng ký sở hữu trí tuệ cũng sẽ có mức giá nhỉnh hơn các loại sản phẩm cùng “trang lứa”. Do vậy lại một lần nữa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thu về rất nhiều lợi lộc cho việc đăng ký này.

2. Các loại hình đăng ký sở hữu trí tuệ mới nhất hiện nay

Như đã nêu ở trên thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ bao gồm ba loại quyền chính: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Và với mỗi loại quyền sẽ có những đối tượng đăng ký sở hữu khác nhau có thể kể đến là:

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

– Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng: cuộc biểu diễn, bản ghi âm. ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mnag chương trình được mã hóa

– Quyền sử hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu

Như vậy với từng nhóm quyền sở hữu trí tuệ sẽ có những đối tượng khác nhau và vì thế việc đăng ký cũng sẽ khác nhau ở bước chuẩn bị hồ sơ. Pháp lý TMT sẽ hướng dẫn chi tiết từng thủ tục đăng ký ứng với từng nhóm quyền sở hữu trong phần sau đây của bài viết:

3. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ hiện nay

Về quy trình chung nhất thì sẽ gồm ba bước đó là phân loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ để từ đó xác định được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ đăng ký. Cũng từ đó mà chuẩn bị được các thành phần tài liệu có trong hồ sơ sao cho hợp pháp. Và thủ tục cụ thể như sau:

3.1. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

Với bất kỳ thủ tục hành chính nào thì bước quan trọng không thể thiếu đầu tiên cũng chính là chuẩn bị một bộ hồ sơ đăng ký hợp lệ để nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó đối với hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ cho kiểu dáng công nghiệp sẽ bao gồm các thành phần sau đây:

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp dưới hình thức đánh máy theo Mẫu số 03-KDCN tại Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (Bản miêu tả kiểu dáng phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư 01 nêu trên và gồm các nội dung cơ bản sau: tên kiểu dáng công nghiệp; lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; liệt kê ảnh chụp hoặc bản vec; phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp)

– 04 Bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

– Các tài liệu khác nếu có như giấy ủy quyền, giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn, tài liệu xác nhận quyền đăng ký (trong trường hợp thụ hưởng từ người khác), tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Sau khi đã hoàn tất các thành phần cần có trong hồ sơ nêu trên thì quý khách sẽ tiến hành nộp đơn theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cục sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp nộp qua đường bưu điện đến trụ sở chính của cục sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó photo Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đến cục sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp

Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả: 

Kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ, quá trình phê duyệt hồ sơ sẽ diễn ra như sau:

– Thẩm định hình thức đơn trong vòng 01 tháng

– Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung sẽ không quá 07 tháng kể từ ngày công bố đơn

Sau khi hoàn tất quy trình trên thì văn bằng bảo hộ chính là kết quả mà quý khách sẽ nhận được từ Cục sở hữu trí tuệ.

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu đánh máy theo mẫu số 04-NH tại Thông tư 01 nêu trên

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo

– Chứng từ nộp phí và lệ phí

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì ngoài các tài liệu trên, đơn đăng ký cần có tài liệu bắt buộc như quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, bản thuyết minh về sản phẩm mang nhãn hiệu,…

Một số giấy tờ khác trong trường hợp đặc biệt như giấy ủy quyền, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên…

Bước 2: Nộp hồ sơ: 

Quý khách cũng sẽ nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức giống như việc nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên.

Bươc 3: Theo dõi tiến trình giải quyết và nhận kết quả:

Đơn đăng ký nhãn hiệu cũng sẽ được trải qua hai giai đoạn thẩm định là thẩm định hình thức và thẩm định nội dung

– Thẩm định hình thức sẽ kéo dài trong 01 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Thẩm định nội dung sẽ hoàn tất trong vòng không quá 09 tháng kể từ ngày đơn được đăng trên Công báo sở hữu công nghiệp

Kết quả mà quý khách nhận được nếu hồ sơ hợp lệ là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bẳng bảo hộ).

3. Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

– 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý, đánh máy theo mẫu số 05 – CDĐL tại Phụ lục A của Thông tư 01 nêu trên

– Bản mô tả tính chất hoặc chất lượng đặc thù và/ hoặc danh tiếng của sản phẩm

– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

– Các tài liệu khác như giấy ủy quyền, tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt, tài liệu xác nhận quyền đăng ký, tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác, tài liệu chứng minh quyền ưu tiên

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Hình thức nộp hồ sơ và cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cũng tương tự như việc nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên

Bước 3: Theo dõi tiến trình giải quyết và nhận kết quả: 

Kể từ ngày Cục sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký, đơn sẽ được thẩm định xem xét dưới các trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung không quá 06 tháng kể từ ngày công bố đơn

4. Thủ tục đăng ký thiết kế bố trí

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

– 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí đánh máy theo Mẫu số 02 – TKBT tại Phụ lục A Thông tư số 01 nêu trên

– 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí

– Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí

– Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký:

Sau khi hoàn tất bộ hồ sơ nêu trên, quý khách nộp 01 bộ hồ sơ về Cục sở hữu trí tuệ theo các hình thức tương tự như đối với nộp hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp nêu trên

Bước 3: Theo dõi tiến trình và nhận kết quả:

Kể từ ngày nhận được đơn đăng ký, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức trong vòng 01 tháng

– Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có quyết định chấp nhận hợp lệ.

Như vậy có thể tựu chung lại, với mỗi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp sẽ có những thành phần tài liệu khác nhau trong bộ hồ sơ đăng ký. Nhưng xét về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thẩm định hồ sơ đều giống nhau, đều thuộc Cục sở hữu trí tuệ có thẩm quyền phê duyệt. Quý khách có thể nộp hồ sơ theo 3 hình thức khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Và có thể nộp đến một trong ba địa chỉ: Trụ sở chính của Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng.

3.2. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ cho quyền tác giả và các quyền liên quan tác giả 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: 

– 01 Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/QĐ-BVHTT: tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin.

– 02 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả

– 01 Bản chính giấy ủy quyền nếu người nộp đơn là người được ủy quyền

– 01 Bản chính tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa

– 01 Bản chính văn bản đồng ý của đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả

– 01 Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Quý khách sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ tiến hành nộp trực tếp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp thay mình tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng.

Có thể nộp theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bưu điện đến một trong ba địa chỉ trên

Bước 3: Theo dõi và nhận kết quả:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đến người nộp đơn. Trong trường hợp đơn không hợp lệ, bị từ chối cấp Giấy chứng nhận thì cơ quan sẽ có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho người nộp đơn.

3.3. Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký:

– 01 Tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu quy định

– Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật theo mẫu

– Các giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên ( nếu có ) và quyền đăng lý

– Giấy ủy quyền (nếu có)

– Chứng từ nộp phí và lệ phí

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký:

Sau khi đã chuẩn bị xong các tài liệu cần có trong bộ hồ sơ thì quý khách sẽ tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cục Trồng trọt thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hình thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của quý khách.

Bước 3: Theo dõi kết quả và nhận kết quả

Ngay sau khi nhận được đơn đăng ký thì Cục Trông trọt sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ dưới hai tiến trình sau:

– Thẩm định hình thức đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đơn

– Thời hạn công bố đơn hợp lệ trên tạp chí là 90 ngày kể từ ngày đơn có quyết định được chấp nhận

– Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm.

Nếu giống cây trồng đáp ứng điều kiện bảo hộ thì cơ quan bảo hộ giống câu trồng sẽ trình Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ký quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

4. Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ tại Pháp lý TMT có gì? 

Thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ là một thủ tục pháp lý khá phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực pháp lý này và sự cẩn trọng, tỉ mỉ trong việc khai đơn đăng ký. Việc đăng ký sẽ gây nhiều khó khăn cho những doanh nhân lần đầu tiến hành thủ tục này. Hiểu được điều đó, Công ty Pháp lý TMT đã linh động triển khai dịch vụ pháp lý Đăng ký sở hữu trí tuệ với các đối tượng cụ thể như đăng ký nhãn hiệu, đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đăng ký sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm âm nhạc,… nhằm mang đến cho những khách hàng tin tưởng chúng tôi một trải nghiệm pháp lý nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức nghiên cứu cũng như chi phí đăng ký.

Đến với chúng tôi, quý khách sẽ nhận được sự phục vụ chu đáo nhất từ phía Luật sư sở hữu trí tuệ có trình độ chuyên môn sâu rộng tại Công ty chúng tôi. Luật sư sẽ là người đồng hành trực tiếp cùng quý khách trong suốt quá trình đăng ký sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, dịch vụ của quý khách. Theo đó, nếu sử dụng trọn gói dịch vụ pháp lý đăng ký sở hữu trí tuệ của Công ty Pháp lý TMT, quý khách sẽ nhận được trải nghiệm pháp lý bao gồm các dịch vụ sau:

– Luật sư sẽ tiếp nhận yêu cầu và mong muốn của quý khách về việc đăng ký sở hữu trí tuệ

– Luật sư sẽ đánh giá, tra cứu khả năng bảo hộ thành công sản phẩm của quý khách và đưa ra hướng giải quyết, xử lý có lợi nhất cho quý khách

– Luật sư sẽ tư vấn các thủ tục liên quan đến vấn đề cụ thể của khách hàng đồng thời đưa ra những văn bản pháp lý có liên quan cho quy khách tìm hiểu và nắm rõ được trường hợp cụ thể của mình

– Luật sư sẽ lắng nghe mong muốn của quý khách và điều chỉnh hướng đăng ký, khai thông tin sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của khách hàng

– Luật sư sẽ là người đại diện theo ủy quyền của quý khách trực tiếp tiến hành việc soạn thảo và nộp hồ sơ, nhận kết quả từ cơ quan có thẩm quyền mà không hề gây phiền hà đến quý khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Dịch vụ Tư vấn Pháp Lý TMT
– Địa chỉ: 75/12 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM.
– Điện thoại: 0964.324.830 – Zalo: 0964.324.830
– Email: phaplytmt@gmail.com
– Website: phaplytmt.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *